Sâm cau là gì? Đặc điểm hình ảnh cây sâm cau
Sâm cau có nhiều tên gọi trong dân gian như tiên mao, ngải cau, cồ nốc,… Tên tiếng anh của nó là Curculigo orchioides thuộc giống họ Hypoxidaceae. Là loài thực vật sinh trưởng trong tự nhiên phù hợp với những nơi ít ánh sáng và không khí ẩm ướt. Cây thường mọc chủ yếu ở những vùng chân núi, thung lũng hay nương rẫy của người dân.
Sâm cau là thảo dược rất nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới và tương tự như sâm Ngọc Linh, đây là một trong những loại sâm quý của Việt Nam. Tuy nhiên, với công dụng tốt cho sức khỏe con người khai thác quá mức làm cho thảo dược ngày trở nên khan hiếm.
Đặc điểm của cây sâm cau có 1 rễ chính, to khoẻ, không phân nhánh và mọc thẳng ở hai đầu. Lá sâm cau dài khoảng 6-7cm, có hình dạng như mũi mác, mọc thành túm và xếp nếp như phiến lá cau. Hoa của cây cò màu vàng, mọc ở nách lá. Thông thường, mỗi cây có từ 4-6 hoa.
Có mấy loại sâm cau?
Hiện nay theo thống kê của các nhà khoa học về cây sâm cau sinh trưởng trong tự nhiên. Mỗi loại có hình dáng, đặc tính và màu sắc khác nhau. Hai loại được dùng làm thuốc chủ yếu là sâm cau đỏ và đen, còn một loại ít được biết tới hơn là sâm cau trắng.
Sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ hiện nay được biết đến với tên gọi là cây phất dũ, bồng bồng. Lớp vỏ bên ngoài có màu đỏ và mọc thành từng chùm, khi về già, chuyển sang màu trắng. Tuy nhiên, nếu bạn cạo lớp vỏ bên ngoài thì thân bên trong có lớp màu đỏ sẫm.
Cách sử dụng của nó cũng rất đơn giản bạn chỉ cần bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch và thái lát thành từng cụm nhỏ để phục vụ cho những mục đích khác là được. Sâm cau đỏ có nhiều công dụng tốt đến sức khoẻ như suy nhược cơ thể, điều trị phong thấp, chữa yếu sinh lý, đau lưng mỏi gối,…
Dùng sâm cau đỏ hay sâm cau đen tốt hơn?
Sâm cau đỏ rất ít và hầu như không có độc, vị dễ uống, tính mát nên rất an toàn, đặc biệt khi ngâm chung với rượu có mùi rất thơm.
Sâm cau đen có một ít độc ở vỏ nhưng không đáng kể, chế biến không đúng cách có thể gây ngứa, hơi khó uống nhưng tác dụng tốt.
Sâm cau có tác dụng gì?
Sâm cau là thảo dược được biết đến là tốt cho sức khoẻ của con người đặc biệt là cánh mày râu, tuy nhiên nó cũng có thể sử dụng cho phụ nữ. Vậy tác dụng của sâm cau là gì? Mời bạn tham khảo phần kế tiếp của chúng tôi.
Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?
Loại sâm rừng này ngày một trở nên khan hiếm do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, điều này cho thấy thảo dược có giá trị đến như thế nào. Nguyên nhân sâm trở nên khan hiếm do những công dụng chữa bệnh cực tốt mà nó mang lại. Dưới đây là một số tác dụng của sâm cau khi uống nước hàng ngày.
- Chữa bệnh cảm lạnh ở nữ giới: Giống với nam giới thì sâm cau cũng có tác dụng tương tự như vậy trong điều trị bệnh sinh lý ở nữ giới.
- Chữa tiêu chảy, hen suyễn: Sâm cau có tính ấm hoặc có thể làm dịu cổ họng, bồi bổ cơ thể, can thận, tỳ phế nên điều trị bệnh rất tốt.
- Ổn định huyết áp: Đối với một số bệnh nhân có tiền sử bệnh huyết áp thì bác sĩ khuyên nên uống sâm mỗi ngày để duy trì mức huyết áp ổn định, phòng ngừa tai biến.
Rượu sâm cau có tác dụng gì?
Rượu sâm cau là cách sử dụng phổ biến của nhiều người bởi nó mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ như sau:
- Hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp: Bài thuốc này phù hợp với đối tượng người hay nhức mỏi, đau nhức, người già. Vì vậy sau mỗi bữa ăn bạn nên uống một ly rượu sâm cau để bồi bổ sức khỏe nhé.
- Tăng cường sinh lý nam giới: Một trong những tác dụng nổi bật phải kể đến đó chính là cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới. Đông Y đã kiểm chứng công dụng của sâm cau đối với can thận, chữa xuất tinh sớm, tăng ham muốn, kéo dài thời gian “yêu”.
Cách chế biến sâm cau
Sâm cau là thực vật sống lâu năm nên có thể thu hái quanh năm, dùng làm thuốc chữa bệnh. Thông thường, thời gian thu hoạch thảo dược tốt nhất là vào khoảng tháng 9 đến tháng 12. Vì đây là thời điểm mà dược chất tốt nhất.
Sau khi thu hoạch về, đem thảo dược đi rửa sạch bụi bẩn, đất cát, sau đó thái nhỏ thảo dược đem đi phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng cho vào túi ni lông để bảo quản dùng lâu dài. Ngoài ra, một số dân tộc sử dụng nước vo gạo để rửa sạch, rồi đem phơi khô ngâm rượu.
Sâm cau ngâm rượu
Rượu sâm cau được xem là “tiên dược” gối đầu giường của đấng mày râu bởi tác dụng nhanh, mạnh không khác gì viagra. Uống rượu sâm cau giúp quý ông luôn sung mãn, dẻo dai khi “lâm trận” mà không biết mệt mỏi.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng bồi bổ nên mới gọi là “sâm”, phù hợp cho người bị suy nhược, sinh lực yếu, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú trong chuyện gối chăn. Bên cạnh đó, công dụng cường gân cốt cũng khiến cho các quý ông ở tuổi tứ tuần “hồi sinh”, sung sức không khác gì trai tráng.
Sâm cau ngâm chung với gì?
Để phát huy hết tác dụng của dược liệu, ta có thể kết hợp dược liệu này cùng với một số loại thảo dược khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể như sau:
- Kết hợp củ ba kích với rượu nếp.
- Ngâm cùng với vị thuốc dâm dương hoắc với rượu.
- Sâm cau ngâm độc vị cùng với rượu trắng.
- Phối hợp ngâm cùng lúc với Ngâm với tất cả nguyên liệu kể trên.
Ngâm độc vị:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 kg sâm cau đen khô
- 4 lít rượu trắng khoảng 40 độ.
- Bình ngâm rượu dung tích 8 lít.
Cách làm:
- Sâm cau mua về, rửa sạch, sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, loại bỏ đất cát, đặc biệt là các khe nhỏ ở rễ, tráng ráo nước qua rượu 1 lần.
- Cho củ sâm vào bình thuỷ tinh ngâm rượu, đổ rượu ngập bình, đậy nắp kín, để ở nơi thoáng mát.
- Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được, nên uống từ 2-3 ly mỗi ngày trước bữa ăn.
Ngâm phối hợp nhiều vị:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 kg sâm cau (đỏ hay đen đều được)
- 0,5 kg ba kích tím.
- 0,5 kg dâm dương hoắc.
- 0,5 kg cây mú từn.
- 300ml mật ong nguyên chất.
- 5 lít rượu trắng.
- Bình ngâm rượu (loại thủy tinh có vòi).
Cách ngâm:
- Làm sạch các vị thuốc, tráng sơ bằng rượu ấm, riêng dâm dương hoắc nên sao trước với mỡ dê, sâm cau nên mua loại thái lát sẵn để ngấm rượu tốt hơn.
- Xếp nguyên liệu ngay ngắn vào bình, lá dâm dương hoắc xếp vào trước, lót dưới đáy bình, sau đó đến củ ba kích và cuối cùng là sâm cau.
- Đổ mật ong vào trước, sau đó cho rượu từ từ vào ngâm, đậy nắp kín và chờ khoảng 2 tháng để rượu ra hết chất.
- Dùng vòi vặn để lấy rượu ra dễ dàng, không làm hỏng rượu. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ 30ml, ngày uống 2-3 lần.
Mặc dù ngâm chung với thảo dược gì thì người dùng cần phải chú ý đến liều dùng, cách thực hiện, tỉ lệ,… Tuy nhiên, đa số số các bài thuốc chỉ phát huy tác dụng từ 10-20 ngày trở lên. Vì thế, quý ông cần phải kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.
Rượu sâm cau ngâm bao lâu thì uống được?
Theo các ghi chép từ sách y học cổ truyền thì khi kết hợp với các nguyên liệu sẽ có thời gian ngâm khác nhau. Tuy nhiên để mang hiệu quả sử dụng cao thì bài thuốc bài được ngâm từ 1-3 tháng và ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ hiệu quả hơn. Vì thế, người bệnh cần chờ qua khoảng thời gian này mới sử dụng.
Ngoài ra, để có sử dụng rượu được nhanh hơn, người ta cắt nhỏ thảo dược để dược tính thấm vào rượu tốt hơn. Thông thường khoảng 50 ngày là dùng được. Để tăng hiệu quả và giúp rượu ngon hơn, bạn có thể linh động kết hợp với nấm ngọc cẩu (tỏa dương), nhục thung dung hoặc rễ đinh lăng đều được.
Sâm cau ngâm mật ong
Sâm cau ngâm cùng với mật ong là bài thuốc đơn giản, được sử dụng khá phổ biến. Bạn chuẩn bị như sau:
Chuẩn bị:
- 1 kg sâm cau
- 4 lít rượu.
- 200ml mật ong.
Cách ngâm:
- Sâm đem thái lát mỏng, sao vàng hạ thổ.
- Cho vào bình ngâm chung với mật ong, đậy nắp kín.
- Chờ từ 2-3 tháng là có thể sử dụng được. Uống sau bữa ăn rất tốt cho tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
- Có thể kết hợp thêm kỷ tử để ngủ ngon, bổ khí huyết.
Một số bài thuốc sử dụng sâm cau
Bài thuốc chữa liệt dương, lạnh tử cung: Chúng ta có thể dụng sâm khô hoặc tươi tuỳ thích. Mỗi ngày bạn sử dụng 20g sâm cau đen tươi hoặc 12g thảo dược thái lát mỏng rồi đem sắc cùng với 1 lít nước sắc cạn đến khi còn 300ml thì có thể sử dụng được
Bài thuốc dùng để bồi bổ cơ thể: Sâm cau thái lát 10g nước sôi hãm như trà uống trong ngày. Bài thuốc giúp cải thiện sức khỏe, da dẻ hồng hào và tráng dương.
Xem thêm: Bạch tật lê có tác dụng gì? Bài thuốc ngâm rượu bổ dương, thận.
Đối tượng dùng sâm cau là ai?
Một số đối tượng sau đây được các chuyên gia bác sĩ khuyên dùng thảo dược:
- Người bình thường mong muốn bồi bổ sức khỏe cơ thể.
- Nam giới muốn điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh khí lạnh.
- Người già đau nhức thường xuyên, tê chân mỏi gối, đau nhức xương khớp.
- Người muốn tăng khả năng tình dục, kéo dài thời gian quan hệ.
- Cả nam và nữ đều có thể sử dụng sâm cau.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.