Khổ qua rừng
Cây khổ qua rừng thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), tên gọi khoa học là Momordica charantia, là một cây thuốc Nam được biết đến nhiều với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Không chỉ có vậy, gần đây, rất nhiều dược tính của nó đã được tìm ra.
Đặc điểm
Khổ qua rừng cũng có dạng thân leo như mướp trồng ở nhà. Về cơ bản, nếu so sánh hai loại này, chúng ta chỉ có thể phân biệt nhờ kích thước.
- Thân cây: Thân khổ qua rừng là dây leo chia nhiều nhánh và lan rộng hoặc leo lên cao. Trên mỗi thân nhánh, cạnh nách lá còn có nhiều tua mọc ra. Chúng khá mềm mại và thường quấn vào các vật xung quanh để giúp cây nương tự, vươn xa chắc hơn. Nhánh mướp phát triển dài tối đa có thể lên tới 2 – 3m, các thân và tua cuốn càng về già càng dai.
- Lá: Từ trên đốt thân, lá khổ qua rừng mọc ra đối xứng và nối với thân bằng cuống dài khoảng 3 – 8cm, tùy điều kiện. Phiến lá thường được chia làm 5 – 7 thùy có độ dài ngắn so le, khá giống như độ dài các ngón tay trên bàn tay. Trong đó thùy giữa là lớn nhất, các phần còn lại ngắn dần về 2 bên. Màu sắc 2 mặt lá đều xanh nhưng mặt trên đậm hơn, phủ quanh lá là lớp lông mỏng nhạt màu.
- Hoa: Trên mỗi cây mướp rừng thường phát triển cả hoa đực và cái với màu vàng tươi. Trong đó hoa cái được phân biệt bởi phần quả con nối giữa cuống với hoa. Các bông này đều mọc ra từ nách lá và khá nhỏ, xòe 5 cánh và có nhụy. Cuống của chúng thường dài hơn lá. Hàng năm, hoa mướp đắng thường nở vào tháng 9 đến tháng 11. Rất nhiều ong và kiến bò lên sẽ giúp chúng chuyển phấn từ hoa đực sang hoa cái để tạo quả.
- Quả: Sau khi được thụ phấn, phần hoa cái tiêu biến, để quả ở phía dưới phát triển. Trái khổ qua rừng thường có hình thoi phình to ở giữa, lớp vỏ sần với nhiều u lồi. So với mướp nhà thì kích thước của chúng khá ngắn, thường chỉ 5 – 10cm. Ngoài ra các u lồi thường nhọn như gai chứ không mềm nhẵn như mướp nhà. Về màu sắc, chúng thường xanh đậm hơn lúc còn xanh nhưng khi chín cũng ngả vàng, nứt vỏ, để lộ hạt đỏ.
Hạt: Trong mỗi quả mướp rừng có khá nhiều hạt, chúng được cấu tạo gồm nhân, vỏ và lớp màng bọc ngoài. Lúc quả còn xanh thì cả màng và hạt đều trắng mềm. Đến khi quả già thì màng chuyển đỏ cùng màu với ruột quả, còn hạt cứng lên và vàng đậm. - Đặc điểm phân bố: Từ tên gọi có thể thấy đây là loại cây mọc hoang ở nơi rậm rạp. Khổ qua rừng phân bố ở nhiều nơi như châu Úc, Phi và Á. Tại nước ta, nó chủ yếu mọc tự nhiên tại Đông Nam và Nam Bộ. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm sinh trưởng, người ta đã gieo trồng cây này ở nhiều nơi để làm thuốc.
Như vậy, khổ qua rừng hay mướp đắng rừng khá dễ nhận biết, về cơ bản nó chỉ có quả ngắn và u lồi nhọn hơn mướp nhà. Khi sử dụng, vị của chúng thường đắng hơn.
Thành phần, tác dụng của khổ qua rừng
Được nhắc đến nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền và trên thực tế, rất nhiều người đã khỏi bệnh nhờ sử dụng khổ qua rừng. Vậy loại cây này có chứa những thành phần gì mà tốt đến vậy?
Thành phần hóa học
Đi tìm lời giải về công dụng của khổ qua rừng, các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm và kết luận:
- Trong 100g khổ qua rừng chứa một lượng lớn các dưỡng chất gồm: 19kcal, 4.32g carbohydrat, 2g chất xơ, 1.95g đường và 0,305g chất béo (chất béo không no chiếm 0.078g).
- Bên cạnh đó là nguồn vitamin B rất dồi dào gồm 0,051mg Thiamin (B1), 0,053mg Riboflavin (B2), 0,280mg Niacin (B3), 0,041mg B6 và Axit folic (B9) chiếm 51μg.
- Các vitamin khác trong cây này là vitamin A (6μg) cùng các vitamin C, E, và K.
- Ngoài ra còn nhiều khoáng chất quan trọng như Kali (319mg), Canxi (9mg), Photpho (36mg), Magie (16mg) và một lượng sắt, kẽm vi lượng nữa.
Đây là những nguồn dưỡng chất cực kỳ quan trọng, có dược tính mạnh và tốt cho sức khỏe.
Cùng với đó cần kể đến:
- Charantin: Chất này có tác dụng dụng giúp kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng khổ qua rừng thấy có tác dụng tốt.
- Ancaloit: Ancaloit trong mướp đắng rừng là chất “tự vệ” giúp cây chống lại các độc tố, dự trữ nitơ và kích thích hormone. Còn trong y học, nó được ứng dụng làm thuốc thử alcaloid.
- Peptide: Đây là chất chống oxy hóa tự nhiên có trong mướp giúp giảm tổn thương cho người dùng, bảo vệ sắc tố da.
Rất nhiều thành phần được tìm ra đã chứng minh công dụng trị bệnh của cây này
Vậy, những dưỡng chất trên đem lại tác dụng trị bệnh như thế nào? Dưới đây là một số ứng dụng trong Đông y từ xa xưa.
Tác dụng của dây khổ qua rừng theo Đông y
Y học cổ truyền cùng dân gian nhiều nơi đã dùng quả và dây khổ qua rừng phơi khô để trị các bệnh như:
- Nóng trong người, ngộ độc.
- Làm tiêu đờm, trị sưng nóng ở họng.
- Chữa say nắng.
- Xử lý các vết sưng viêm do côn trùng cắn.
- Chăm sóc da.
- Hỗ trợ thần kinh.
- Giải trừ bệnh gan.
- Hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh tiểu đường (tuýp 2).
- Cải thiện tim mạch.
- Tăng miễn dịch…
Đó là những công dụng chung phải kể đến khi nói về loại cây này. Còn cụ thể các cách chữa bệnh bằng khổ qua rừng ra sao sẽ được trình bày trong nhiều bài thuốc sau.
Cách dùng khổ qua rừng trị bệnh
Nhiều bộ phận của khổ qua được dùng làm dược liệu theo các cách như:
- Nấu nước tắm: Thường lấy dây và lá già nấu với nước để xông hoặc tắm trị các bệnh rôm sảy, mẩn ngứa và làm đẹp da.
- Hãm nước uống như trà: Dùng phần quả khô sắt mỏng, mỗi ấm không quá 10g.
- Sắc thành thuốc: Là cách dùng nước cô đặc hơn so với trà, đồng thời giảm vị đắng.
- Chế biến món ăn: Thường dùng đọt non, lá và quả xanh để nấu canh, làm lẩu, luộc hoặc xào đều được. Người ta thường kết hợp với thịt bò, tôm, mực để tăng hương vị, dưỡng chất.
Bài thuốc từ khổ qua rừng
Y học cổ truyền thường kết hợp nhiều thảo dược cùng với khổ qua rừng vào một công thức để trị bệnh. Còn dân gian nhiều khi chỉ dùng đơn lẻ. Cụ thể có những bài thuốc nào trị bệnh gì bằng mướp đắng rừng?
1. Mẹo trị tiểu đường
Để chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng trái khổ qua rừng, dân gian làm như sau:
Trị tiểu đường bằng khổ qua rừng có nhiều cách, trong đó có mẹo pha trà
- Ăn sống: Sơ chế quả này thật sạch rồi thái lát mỏng, ngâm vào nước và cho vào ngăn đá để giảm độ đắng. Sau mỗi bữa ăn thì đem ra giã đông, dùng một lượng nhỏ.
- Uống nước ép: Bạn cũng thái và ngâm nước các lát mướp sau đó vớt ra cho ráo. Xay nhuyễn mướp này với nước rồi lọc bỏ bã. Thêm mật ong, nước cốt chanh và một lượng tinh bột nghệ vào.
Khuấy đều lên để sử dụng vào lúc mới ngủ dậy, chưa ăn sáng. - Xào nấm hương, tụy lợn: Thái nhỏ 100g quả mướp rừng, làm sạch nấm hương, tụy lợn, thái miếng. Sau đó đem xào lên để ăn, mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.
- Nấu cháo/canh đậu: Cũng dùng 100g mướp đắng rừng, kết hợp 150g nấm hương và 200 hạt đậu trắng. Rửa sạch các nguyên liệu để nấu thành cháo hoặc canh ăn thay cơm.
- Làm canh thịt lợn băm: Dùng 100g quả này kết hợp 200g nấm hương và 150g thịt lợn nạc xay nhỏ. Đem sơ chế rồi nấu thành canh để ăn mỗi tuần 2 – 4 lần. Món này không chỉ cải thiện bệnh tiểu đường mà còn hỗ trợ ổn định huyết áp.
- Khổ qua hầm: Món này kết hợp mướp đắng 150g với 10g củ mài cùng 15g ý dĩ. 100g nấm hương và thịt lợn (200g). Sơ chế nguyên liệu để cho thịt, nấm, củ mài vào hầm. Đến khi sắp được thì bỏ mướp đắng và hạt ý dĩ vào. Món này ăn nóng cùng với cơm hoặc ăn không sẽ giúp ổn định đường huyết và tăng cường thể lực.
- Khổ qua xào trứng: Dùng 1 quả khổ qua to thái nhỏ, kết hợp với 2 quả trứng và 50g nấm hương thái chỉ. Rửa sạch cách nguyên liệu để xào thành hỗn hợp và ăn nóng.
2. Bài trị nóng trong
Nhiều người thường bị nóng trong người, gan bàn chân, bàn tay bốc hỏa, người mệt mỏi, mất nước. Có thể tận dụng tính mát của khổ qua rừng để trị như sau:
- Dùng 10g quả này (khô) rửa sạch bụi bẩn rồi hãm với nước nóng để uống như trà.
- Mỗi ngày dùng 1 cốc, có thể thêm mật ong cho bớt đắng.
Pha trà mướp đắng rừng có thể kết hợp với mật ong để giảm độ đắng
3. Trị ho, viêm họng
Có thành phần diệt khuẩn nên khổ qua rừng cũng đem lại tác dụng tốt trong điều trị ho, viêm họng. Cách thực hiện:
- Dùng một lượng nhỏ hạt khổ qua già, rửa sạch.
- Cho người bệnh nhai vài hạt đồng thời nuốt nước, nhả bã.
- Nước khổ qua sẽ làm cuống họng dịu, bớt bị kích ứng và sưng viêm.
4. Trị côn trùng cắn
Nhiều trường hợp bị một số côn trùng nhỏ cắn dẫn đến sưng viêm da có thể chữa khỏi bằng cách:
- Dùng 10 hạt khổ qua già, làm sạch sẽ.
- Nhai kỹ để nuốt phần nước.
- Bã nhả ra để đắp lên vùng da bị cắn.
- Dược tính trong hạt này sẽ tác dụng làm dịu sưng, ngứa, bỏng do côn trùng cắn.
5. Chữa rôm sảy
Trẻ nhỏ hay bị nổi rôm sảy vào những ngày hè nóng nực nên quấy khóc, bỏ ăn. Cha ông ta thường chỉ cách dùng khổ qua như sau:
- Lấy 1 nắm dây và lá khổ qua rừng thật to, đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
- Dùng nồi lớn, cho 2 lít nước vào đun sôi cùng lá dây này một lúc để tinh chất hòa vào nước.
- Sau đó tắt bếp và chắt nước ra để nguội bớt rồi cho bé tắm.
- Tiến hành đều đặn mỗi ngày 1 lần, tính mát của cây sẽ giúp bé loại bỏ rôm sảy.
6. Bài thuốc chữa bệnh gan
Nhiều bài thuốc Nam trị bệnh gan có sử dụng đến dược liệu này được rất nhiều người ca ngợi. Nó được dùng cho bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C hoặc các trường hợp xơ gan, có men gan cao…
Lá cây này cũng dùng để trị được rất nhiều bệnh, gồm cả vấn đề ở gan
- Cách 1: Lấy phần lá bánh tẻ và ngọn mướp đắng non, cùng với quả xanh luộc lên. Cho người bệnh ăn mỗi bữa 1 bát, có thể dùng chung với cơm.
- Cách 2: Dùng phần quả khô đem rửa sạch và pha lấy nước cho người bệnh uống như trà.
- Cách 3: Sắc kỹ phần thân, quả già khô với nước để cho người bệnh uống. Mỗi ngày dùng 10g.
7. Thuốc cải thiện tim mạch
Nhờ đặc tính giúp ổn định tuần hoàn máu, mướp đắng rừng có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về tim mạch. Cách làm như sau:
- Dùng 10g mướp khô đem rửa sạch.
- Cho vào ấm sắc lấy nước cô đặc cho bệnh nhân tim mạch uống. Tiến hành đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng và tối để hỗ trợ sức khỏe.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài thuốc lấy nguyên liệu chính từ khổ qua rừng có tác dụng chữa bệnh. Người ta thường kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để gia tăng công hiệu của thuốc. Tuy nhiên, việc dùng chung các thảo dược với nhau cần được chuyên gia chỉ dẫn. Bạn không nên tùy ý phối hợp tại nhà.
Lưu ý khi sử dụng
- Phụ nữ có mang, vừa sinh xong hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn, uống cây này. Tuy nhiên nếu dùng để tắm hoặc ngâm rửa thì không ảnh hưởng gì.
- Không nên sử dụng quá nhiều dược liệu này trong một lần, điều này nhằm tránh tác dụng phụ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.