Dứa rừng

100.000

Thành phần của cây dứa rừng

Quả dứa khi chưng cất sẽ thu được nước thơm và hương liệu. Hoa dứa rừng chứa tinh dầu benzyl. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, bromostyren, guaiaco, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, l phenylethyl alcohol và aldehyd. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu với 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol.

Theo đông y, đọt non của cây dứa có vị ngọt, tính lạnh và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Quả dứa rừng có vị ngọt, tính bình, tác dụng ích huyết, giải rượu, tiêu đờm, cường tâm… Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát; hoa có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc.

Các tác dụng của quả dứa rừng

Quả dứa rừng được thu hoạch vào mùa thu sau đó đem sấy khô để dùng dần. Dân gian thường sử dụng dứa rừng khô để chữa một số bệnh như: kiết lỵ, viêm gan siêu vi do virus, thị lực giảm, nhìn không rõ, say nắng, tiêu đờm, giải độc rượu, trị sỏi thận, sản phẩm giúp bổ máu, bồi bổ cơ thể…

Ngoài quả dứa dại, những bộ phân khác của cây dứa cũng có thể tận dụng làm các bài thuốc để tán nhiệt độc, ho do cảm mao, đái buốt, tiểu tiện không thông, nhọt mọc ở sau gáy, hạ sốt, trị viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, đau mắt đỏ, các chấn thương cơ thể…

[shopee]
DO CHUYỂN HƯỚNG KINH DOANH MÌNH BÁN LẠI WEBSITE. BẠN NÀO CÓ NHU CẦU LIÊN HỆ SĐT: 0989.894.082