Là loại quả được dân gian sử dụng từ lâu đời để chữa các chứng sỏi thận, viêm gan, các tật về thị giác, trị cảm nắng và nhiều chứng bệnh khác một cách hiệu quả.
Quả dứa rừng khô – món quà tự nhiên dễ dàng sử dụng
Giới thiệu về cây dứa rừng
Cây dứa rừng có nhiều tên gọi khác nhau như dứa dại, dứa gỗ, dứa núi, sơn bala, dã bala, lộ đầu tư… Đây là loại cây có tên khoa học là Pandamus tectorius thuộc họ Pandanacease (Dứa dại). Đây là một loại cây thuốc quý mọc cao và phân nhánh ở ngọn, chiều cao trung bình của loại cây này từ 3 đến 4m. Trên thân có nhiều rẽ phụ mọc thả xuống đất. Cây có lá mọc thành chùm ở đầu nhánh, có hình bản dài 1 đến 2m, mép lá có gai sắc cạnh. Cụm hoa mang quả có dạng khối tròn, dài 15 đến 25cm, cuống dài và có màu xanh, khi quả chính sẽ chuyển dần sang vàng. Quả có dạng hạch gồ ghề và có bướu ở đỉnh, quả có nhiều cạnh và nhiều hốc.
Quả dứa rừng trong tự nhiên có mùi thơm và quả có khía lớn
Thành phần của cây dứa rừng
Quả dứa khi chưng cất sẽ thu được nước thơm và hương liệu. Hoa dứa rừng chứa tinh dầu benzyl. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, bromostyren, guaiaco, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, l phenylethyl alcohol và aldehyd. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu với 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol.
Theo đông y, đọt non của cây dứa có vị ngọt, tính lạnh và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Quả dứa rừng có vị ngọt, tính bình, tác dụng ích huyết, giải rượu, tiêu đờm, cường tâm… Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát; hoa có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc.
Các tác dụng của quả dứa rừng
Quả dứa rừng được thu hoạch vào mùa thu sau đó đem sấy khô để dùng dần. Dân gian thường sử dụng dứa rừng khô để chữa một số bệnh như: kiết lỵ, viêm gan siêu vi do virus, thị lực giảm, nhìn không rõ, say nắng, tiêu đờm, giải độc rượu, trị sỏi thận, sản phẩm giúp bổ máu, bồi bổ cơ thể…
Ngoài quả dứa dại, những bộ phân khác của cây dứa cũng có thể tận dụng làm các bài thuốc để tán nhiệt độc, ho do cảm mao, đái buốt, tiểu tiện không thông, nhọt mọc ở sau gáy, hạ sốt, trị viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, đau mắt đỏ, các chấn thương cơ thể…
Cách sử dụng quả dứa rừng
– Ngâm rượu: Đây là cách sử dụng đơn giản và hiệu quả được nhiều người tận dụng. Quả dứa dại khô có thể kết hợp với chuối hột và thực hiện ngâm trong rượu nguyên chất. Tiến hành ủ trong thời gian từ 3 tháng trở lên để các dưỡng chất ngấm vào rượu, giúp chuyển đổi hàm lượng andehit có trong rượu. Như vậy bạn đã có được một loại rượu ngon, bổ dưỡng chữa trị đau lương, bồi bổ cơ thể. Tuy vậy, không nên lam dụng quá nhiều gây say xỉn, có hại cho sức khoẻ.
Quả dứa rừng có thể sử dụng để ngâm rượu uống
– Một số bài thuốc đối với quả dứa dại:
+ Sủ dụng quả dứa rừng với lượng từ 30 đến 60g sắc uống để chữa chững kiết lỵ.
+ Lấy quả dứa dại ngâm với mật ong và uống đều trong một tháng để chứa chứng mờ mắt, nhặm mắt.
+ Sử dụng hoa và quả dứa dại sắc với nước uống để chữa say nắng.
+ 20 đến 30g quả dứa rừng kết hợp với 20 đến 30g lá quao nước và 12-20g lá cây ô rô để sắc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 150ml trước bữa ăn để trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.
+ Lấy 30 đến 60 g hạt dứa dại cùng 30g lá tử tô và 30g lá quất hồng bì để nấu lấy nước rửa hằng ngày khi còn ấm để chữa chứng viêm tinh hoàn.
Còn rất nhiều những bài thuốc dân gian để chữa trị khi kết hợp quả dứa dại với những dược liệu tự nhiên khác được đúc kết từ lâu đời. Mỗi bài thuốc sẽ mang đến một hiệu quả điều trị bệnh đặc thù.
Một số lưu ý khi sử dụng quả dứa dại
Mặc dù quả dứa rừng có tác dụng chữa viêm gan do virus nhưng không phải tất cả các loại viêm gan siêu vi đều chữa được, vì vậy không nên lam dụng trong điều trị. Người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần đến với thầy thuốc để được thăm khám, có những chỉ định điều trị phù hợp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.